Việc tiếp tục giảm các loại thuế, phí, tiền thuê đất… cho doanh nghiệp, các gói hỗ trợ cho người lao động mất việc sẽ góp phần bảo đảm an sinh và duy trì sức cầu cho nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên |
Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) gửi UBND Thành phố, 83% doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh được khảo sát cho biết đang gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp dừng ký hợp đồng lao động với lý do không có đơn hàng. Đây là điều bất thường so với các năm trước. Các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp Việt Nam đều đang đối mặt với nhiều khó khăn. Lãi suất ngân hàng quá cao nên doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, cố gắng vượt qua giai đoạn này và hạn chế đầu tư trong năm nay.
Ông Nguyễn Phước Hưng, Phó Chủ tịch thường trực HUBA cho biết: “Doanh nghiệp dệt may khó khăn do lãi suất tăng cao, tỷ giá USD biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhập khẩu nguyên vật liệu để gia công xuất khẩu. Đơn hàng đầu năm của ngành mỹ nghệ và chế biến gỗ tiếp tục giảm mạnh, dự kiến còn giảm đến hết quý II/2023 với mức giảm khoảng 50 - 60% do nhu cầu thị trường châu Âu, Mỹ sụt giảm”.
Theo số liệu của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, từ tháng 9/2022 đến hết tháng 1/2023, có gần 546.823 lao động tại 1.300 doanh nghiệp bị giảm giờ làm, ngừng việc do đơn hàng giảm.
Khó khăn về thị trường và sức tiêu thụ của doanh nghiệp cũng “hiện rõ” trên sức cầu với vốn tín dụng. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, từ đầu năm đến ngày 24/2/2023, tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng 0,77%, thấp hơn hẳn mức tăng 2,52% của cùng kỳ năm 2022. Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, tín dụng 2 tháng đầu năm tăng chậm, do 2 tháng đầu năm trùng vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sức khỏe nhiều doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng bởi Covid-19, không đáp ứng được các điều kiện vay vốn; đơn hàng của nhiều doanh nghiệp suy giảm khiến nhu cầu vay vốn không cao bằng năm ngoái. Mặt khác, những năm trước, tín dụng bất động sản tăng mạnh, chiếm hơn 20% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại, song năm nay, thị trường khó khăn khiến tín dụng bất động sản tăng chậm lại.
Bà Trần Kiều Oanh, Trưởng phòng Khối Phân tích định chế tài chính thuộc FiinGroup cho biết, chất lượng tín dụng đang đi xuống ở nhiều ngành, nợ xấu dần lộ diện sau khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN hết hiệu lực từ tháng 6/2022. Cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã tăng lên 1,92%, tỷ lệ nợ xấu gộp khoảng 4,5%.
Khó khăn về thị trường, tín dụng khiến nhiều doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Nhã Chi |
Về nợ xấu, rủi ro đặc biệt hiện hữu và tăng lên xuất phát từ sự đóng băng của thị trường bất động sản, lĩnh vực chiếm tới 21% dư nợ tín dụng của toàn hệ thống, chưa tính đến khoảng 4% dư nợ trái phiếu sở hữu ngoài hệ thống tín dụng. Nợ xấu liên quan đến bất động sản chiếm xấp xỉ 20% tổng quy mô nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của các tổ chức tín dụng, nên sự suy yếu của thị trường bất động sản sẽ gây áp lực lên chất lượng tài sản của ngân hàng trong năm 2023.
Trao đổi với Báo Đấu thầu, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng: “Rõ ràng là các doanh nghiệp đang rất chật vật. Số doanh nghiệp tạm dừng sản xuất, kinh doanh, chờ giải thể và giải thể cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới, 51,4 nghìn so với 37,9 nghìn doanh nghiệp. Đây là điểm khác biệt trong nhiều năm qua. Kim ngạch nhập khẩu giảm 16%, trong khi hơn 90% kim ngạch nhập khẩu là nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất. Điều này cho thấy doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất, kinh doanh do nhu cầu với sản phẩm Việt Nam sụt giảm”.
Theo ông Lâm, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, cần có chính sách kích cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Năm ngoái, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được áp dụng và nhận được phản hồi tích cực, cần đánh giá hiệu quả thực tế của chính sách này để xem xét tiếp tục áp dụng trong năm nay.
Cùng quan điểm, HUBA kiến nghị Chính phủ tiếp tục giảm thuế GTGT xuống mức 8% cho tất cả các ngành kinh tế đến hết năm 2023, xem xét miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, tiền thuê đất. Ngoài ra, cần chỉ đạo quyết liệt việc hoàn thuế GTGT đúng hạn cho doanh nghiệp.
PGS. TS. Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, cần tính đến việc giảm lãi suất điều hành để góp phần giảm mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế. Cần xem xét đây là mục tiêu ưu tiên bởi giảm được lãi suất là doanh nghiệp giảm được chi phí, tăng sức cạnh tranh với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Ở khía cạnh khác, lãi suất giảm sẽ tăng khả năng thanh toán cho nhu cầu nhà ở, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản”, ông Thế Anh nói.
TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, giảm lãi suất sẽ làm nhẹ vơi áp lực cho doanh nghiệp song cơ quan điều hành chính sách tiền tệ sẽ phải cân nhắc nhiều yếu tố. Thứ nhất là động thái chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương các nước trên thế giới và thứ hai là áp lực lạm phát trong nước. “Trong bối cảnh hiện nay, lãi suất giảm (nếu có) cũng sẽ ở mức độ không đáng kể. Do vậy, cần chú trọng các trợ lực tài khóa mạnh và nhanh hơn là chỉ chú trọng giảm lãi suất. Cụ thể, cần tính chuyện giảm tiếp các loại thuế, phí, tiền thuê đất… cho doanh nghiệp, các gói hỗ trợ cho người lao động mất việc để bảo đảm an sinh và duy trì sức cầu cho nền kinh tế”, ông Việt nhấn mạnh.
link bai van:https://www.vng088.vip/post/4941.html
Bình luận moi nguoi